Hướng dẫn sử dụng máy sấy quần áo Electrolux chi tiết nhất

11-12-2023, 4:43 pm   114

Máy sấy quần áo Electrolux là dòng sản phẩm phù hợp cho những ngày thời tiết xấu, mưa lạnh hay những ngày trời nồm có độ ẩm cao, nhằm làm khô nhanh chóng và bảo vệ áo quần bền lâu như mới. Tuy nhiên, khi sở hữu thiết bị bạn lại chưa biết sử dụng sao cho đúng cách, hãy cùng Bia Điện Máy tìm hiểu chi tiết hướng dẫn sử dụng máy sấy quần áo Electrolux qua bài viết bên dưới đây ngay nhé!

Cách xác định các dòng máy sấy quần áo Electrolux

Hiện nay, Electrolux có trang bị 3 dòng máy sấy quần áo vô cùng tiện lợi mang công nghệ sấy hiện đại khác nhau, đó là sấy bơm nhiệt, sấy thông hơisấy ngưng tụ. Mỗi dòng máy sấy sẽ sở hữu những đặc điểm riêng biệt, vì thế mà, cách sử dụng của mỗi loại cũng sẽ có một vài ý khác nhau

Để phân biệt được thiết bị nhà mình sử dụng là dòng công nghệ sấy nào, hãy tham khảo những cách sau đây:

 

Cách 1: Dựa vào các ký hiệu model của máy sấy quần áo Electrolux

  • Mã sản phẩm (model) có ký hiệu EDH ở đầu là dòng máy sấy bơm nhiệt
  • Mã sản phẩm (model) có ký hiệu EDV hoặc EDS ở đầu là dòng máy sấy thông hơi
  • Mã sản phẩm (model) có ký hiệu EDC ở đầu là dòng máy sấy ngưng tụ

Cách 2: Dựa vào thiết kế, kiểu dáng bên ngoài của máy sấy Electrolux

  • Máy sấy bơm nhiệt thường sẽ có lưới thoát khí nằm ngang ở phía dưới và hẹp hơn so với dòng máy sấy ngưng tụ
  • Máy sấy thông hơi khác biệt nhất với lưới thoát khí hình tròn và nằm ở góc phải bên dưới
  • Máy sấy ngưng tụ có thiết kế lưới thoát khí nằm ngang, có nhiều lỗ thoát khí và rộng hơn so với máy sấy bơm nhiệt

Hướng dẫn sử dụng máy sấy quần áo Electrolux chi tiết nhất

>>> Xem thêm: So sánh chi tiết 3 loại máy sấy bơm nhiệt - thông hơi - ngưng tụ

Tìm hiểu chi tiết các chức năng được trang bị trên máy sấy quần áo Electrolux 

Ý nghĩa và cách sử dụng các nút trên bảng điều khiển của máy sấy

Để sử dụng máy sấy Electrolux đúng cách, chúng ta cần tìm hiểu rõ ràng các ý nghĩa các phím bấm trên bảng điều khiển có chức năng gì và cách sử dụng chúng. Tuy nhiên, ở cả 3 dòng máy sấy có thiết kế vị trí và ký hiệu phím bấm sẽ hơi khác một chút nhưng về cơ bản đều có bảng điều khiển tương đối giống nhau, điều này sẽ không làm ảnh hưởng đến quá trình tìm hiểu của bạn:

 

Hướng dẫn sử dụng máy sấy quần áo Electrolux chi tiết nhất

 

Phím 1: Núm xoay lựa chọn chương trình sấy

 

Giúp lựa chọn các chương trình sấy phù hợp với chất liệu vải và nhu cầu sử dụng của người dùng

 

Bạn có thể dễ dàng xoay núm theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại để chọn chương trình sấy, trong đó:

  • Chế độ sấy yêu thích (Favourite): Phụ thuộc vào chương trình được ghi nhớ
  • Chế độ sấy đồ cottons (Cottons): phù hợp với áo quần làm từ chất liệu vải cotton
  • Chế độ sấy đồ hỗn hợp (Mixed): thích hợp với các loại vải cotton, vải cotton tổng hợp và vải sợi tổng hợp
  • Chế độ sấy bộ đồ giường (Bedding): khối lượng sấy bộ đồ giường (vỏ chăn mỏng, ga, vỏ gối,...) có thể lên tới 50 - 60% so với khối lượng sấy của thiết bị
  • Chế độ sấy tiết kiệm (Energy Saver): có khối lượng sấy đồ tối đa nhưng vẫn giúp tiết kiệm hiệu quả
  • Chế độ sấy làm mới (Refresh): phù hợp cho các loại vải dệt may với khối lượng sấy ít
  • Chế độ sấy giày thể thao (Drying Rack): sấy dễ dàng cho các loại giày thể thao
  • Chế độ sấy đồ lụa (Silk): Sử dụng tốt cho các loại vải mỏng nhẹ như tơ tằm, giúp sấy nhẹ nhàng để bảo vệ sợi vải
  • Chế độ sấy vải tổng hợp (Synthetics): để sử dụng cho các loại quần áo nhạy cảm nhiệt như: áo blouse, áo sơ mi,... với chu trình sấy ở nhiệt độ thấp 
  • Chế độ sấy đồ len (Wool): phù hợp cho các loại vải len nhằm đưa ra chương trình sấy phù hợp làm hạn chế sờn, rách sợi len hiệu quả
  • Chế độ sấy đồ mỏng (Delicates): nhằm sử dụng cho các loại vải mỏng như vitco, tơ nhân tạo, acrylic và vải tổng hợp
  • Chế độ sấy nhanh 40 phút: giúp tiết kiệm thời gian sấy cho quần áo mặc hàng ngày với khối lượng sấy ít
  • Chế độ sấy diệt khuẩn (Hygienic Care): giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc gây có cơ hội phát triển và bám dính vào trong áo quần của bạn, đảm bảo an toàn khi sử dụng (không thích hợp cho các loại vải mỏng bởi chế độ sử dụng nhiệt độ sấy cao)

Phím 2: Nút cảm ứng tăng cường chống nhăn (Extra Anti Crease)

 

Làm giảm nhăn áo quần hiệu quả sau mỗi chu trình sấy, chức năng này trên máy sấy quần áo Electrolux khi kích hoạt sẽ giúp kéo dài giai đoạn chống nhăn thêm 30, 60, 90 phút hoặc 2 giờ ở cuối mỗi chu kỳ sấy

 

Phím 3: Nút cảm ứng điều chỉnh mức sấy (Dryness Level)

 

Bao gồm 3 mức sấy cơ bản là:  Extra Dry (sấy cực khô) - Cupboard Dry (sấy thường) - Iron Dry (sấy dễ ủi), trong đó:

  • Mức sấy Extra Dry: phù hợp cho các loại vải cotton, để làm khô áo quần nhanh chóng
  • Mức sấy Cupboard Dry: giúp bạn sấy khô áo quần mà không cần tốn thời gian là ủi, đặc biệt, phù hợp cho các chất liệu vải sợi bông, vải lanh (khăn tắm, áo thun,…) vải tổng hợp và vải pha (vải lanh gia dụng,...)
  • Mức sấy Iron Dry: sử dụng cho các loại vải cotton và vải lanh (ga giường, khăn trải bàn, áo sơ mi,...) làm giảm nhăn hiệu quả

Ngoài ra, đối với dòng máy sấy thông hơi sẽ cho phép bạn điều chỉnh thêm nhiệt độ sấy với 3 mức: sấy tăng tốc - sấy nhiệt thấp - sấy thổi gió, lần lượt tương ứng với khả năng sấy nhanh cho toàn bộ các loại vải, khả năng sử dụng nhiệt độ thấp hơn để sấy các loại vải mỏng, vải tổng hợp và khả năng chỉ sử dụng không khí trong máy sấy để làm mới quần áo

 

Phím 4: Màn hình LED hiển thị các thông số

 

Là nơi sẽ hiển thị đầy đủ các thông tin về: chương trình sấy, chế độ sấy, thời gian sây… sau khi hoàn tất việc lựa chọn chu trình (xem chi tiết tại phần giải thích bên dưới)

 

Phím 5: Nút cảm ứng thời gian sấy (Time Dry)

 

Cho phép bạn có thể tự đặt thời gian sấy từ tối thiểu là 10 phút đến tối đa là 2 giờ theo mong muốn, để phù hợp với khối lượng và chất liệu vải sử dụng

 

Phím 6: Nút cảm ứng Start/Pause (Bắt Đầu/Tạm Dừng)

 

Bạn có thể bật chế độ sấy hoặc ngừng các chế độ sấy để cho thêm quần áo hoặc lấy bớt quần áo ra dễ dàng

 

Phím 7: Nút cảm ứng trì hoãn (Delay Start)

 

Nếu như bạn có việc bận không thể lấy quần áo ra được ngay khi kết thúc chương trình sấy. Bạn có thể hẹn thêm thời gian để đúng 6 hoặc 9 tiếng sau máy sẽ hoàn thành chương trình sấy

 

Sau khi lựa chọn xong chương trình sấy, chỉ cần nhấn nút “Delay” là có thể lựa chọn thời gian trì hoãn theo nhu cầu (6 giờ hoặc 9 giờ) rồi nhất nút bắt đầu để máy khi nhận cài đặt

 

Lưu ý: là nút hẹn giờ khởi động ở máy sấy Electrolux thường có 2 cách biểu thị, ở dòng máy sấy thông hơi thường sẽ được gọi là “Trì hoãn”, còn ở các mẫu máy sấy ngưng tụ và bơm nhiệt thường sẽ được đặt là “Khởi động”. Tuy cách gọi khác nhưng đều có tên gọi tiếng Anh là “Delay Start”

 

Hướng dẫn sử dụng máy sấy quần áo Electrolux chi tiết nhất

 

Phím 8: Nút cảm ứng điều khiển từ xa (Remote)

 

Cho phép người dùng có thể điều khiển máy sấy quần áo Electrolux từ xa bằng điện thoại có kết nối internet. Chỉ cần nhấn và giữ nút cảm ứng Remote (điều khiển từ xa) trong 3 giây, đồng thời, đèn chỉ báo sẽ xuất hiện ký hiệu wifi trên màn hình là bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh máy sấy bằng điện thoại thông minh

 

Phím 9: Nút cảm ứng thông báo (End Alert)

 

Chức năng còi báo luôn bật theo mặc định khi chương trình sấy đã kết thúc

 

Bên cạnh đó, ở phía dưới nút End Alert này có sở hữu 1 ký hiệu hình ổ khóa và có chữ LOCK để bạn có thể sử dụng chức năng này để bật/tắt tính năng khóa trẻ em đối với dòng máy sấy bơm nhiệt, nhằm vô hiệu hóa toàn bộ các chương trình sấy, để đảm bảo an toàn khi gia đình có trẻ nhỏ nghịch phá lại gần thiết bị đang hoạt động gây nguy hiểm

 

Ngoài ra, đối với 2 dòng máy còn lại sẽ phụ thuộc vào ký hiệu hình ổ khóa (kèm chữ LOCK) sẽ đặt dưới chức năng nào trên bảng điều khiển, bạn chỉ cần thực hiện nhấn giữ phím đó trong khoảng 2 - 3 giây là có thể kích hoạt và nhấn giữ thêm lần nữa để tắt dễ dàng

 

Phím 10: Nút cảm ứng chức năng sấy đảo chiều (End Alert)

 

Khi kích hoạt chế độ này, máy sấy Electrolux sẽ tăng tần suất đảo chiều lồng sấy, giúp hạn chế xảy ra các tình trạng nhăn và xoắn rối trên quần áo, tiết kiệm thời gian là ủi và bảo vệ đồ mặc bền lâu như mới

 

Phím 11: Nút cảm ứng yên lặng (Extra Silent)

 

Giúp máy sấy khi vận hành có tiếng ồn thấp, không gây khó chịu cho người dùng, mà cũng không làm ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm

 

Phím 12: Nút Bật/Tắt (on/off)

 

Sử dụng để khởi động hoặc tắt thiết bị chỉ với 1 lần nhấn

Ý nghĩa các ký hiệu trên màn hình LED hiển thị

Để sử dụng máy sấy quần áo Electrolux đúng cách, bạn nên hiểu được ý nghĩa của các biểu tượng (ký hiệu) trên màn hình LED hiển thị như sau:

 

Hướng dẫn sử dụng máy sấy quần áo Electrolux chi tiết nhất

  • Ký hiệu 1: Tùy chọn chế độ sấy khô đồ giặt theo 3 mức: sấy cực khô - sấy thường - sấy dễ ủi
  • Ký hiệu 2: Khóa trẻ em đã được kích hoạt
  • Ký hiệu 3: Bật chức năng tùy chọn khởi động từ xa 
  • Ký hiệu 4: Đèn chỉ báo thông báo đã kết nối Wi-Fi
  • Ký hiệu 5: Bật tùy chọn thời gian sấy
  • Ký hiệu 6: Tùy chọn hẹn giờ khởi động đã được bật
  • Ký hiệu 7: Thông báo đang trong giai đoạn sấy
  • Ký hiệu 8: Đèn chỉ báo đang ở giai đoạn làm mát. Sau mỗi quá trình sấy kết thúc, thiết bị sẽ thực hiện quá trình làm lạnh và tắt máy sưởi, giúp bảo vệ quần áo xả hết nhiệt để giảm nhăn, khi đèn chỉ báo nhấp nháy là quá trình làm lạnh đã kết thúc bạn có thể lấy quần áo ra và sử dụng
  • Ký hiệu 9: Đèn báo đang ở giai đoạn sấy chống nhăn
  • Ký hiệu 10: Để kéo dài giai đoạn chống nhăn mặc định: 30 phút, 60 phút, 90 phút, 2 giờ
  • Ký hiệu 11: Hiển thị thời gian chạy chương trình, giúp bạn dễ dàng chọn chính xác thời gian sấy (10 phút – 2 giờ) và thời gian trì hoãn (1 giờ – 20 giờ)
  • Ký hiệu 13: Đèn chỉ báo cần vệ sinh bộ lọc
  • Ký hiệu 14: Đèn chỉ báo đang xả khoang chứa nước

Hướng dẫn sử dụng máy sấy quần áo Electrolux chi tiết cho các dòng máy

Trước khi sử dụng máy sấy Electrolux để làm khô quần áo hiệu quả nhất, bạn cần thực hiện theo các bước và lưu ý 1 vài điều như sau:

 

Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị trước khi khởi động máy sấy

 

Kiểm tra khối lượng quần áo và chất liệu vải để lựa chọn chương trình sấy cho phù hợp, đảm bảo: 

  • Quần áo không nên để ướt sũng vào trong lồng sấy, để giảm thiểu hiện tượng chập mạch điện và tiết kiệm thời gian sấy
  • Chất liệu vải phải được kiểm tra kỹ càng trước (ở mác mỗi chiếc quần áo) khi sấy để phân loại và lựa chọn chương trình sấy phù hợp
  • Quần áo không có các đồ vật lạ, cứng và dễ cháy nổ bị bỏ sót trong túi áo, túi quần (bật lửa, que diêm, kim loại, cao su,...)
  • Rũ phẳng áo quần để giảm nhăn hiệu quả, tiết kiệm thời gian là ủi
  • Sấy khô đồ với khối lượng vừa phải chỉ nên sấy khoảng 2/3 khối lượng sấy tối đa của máy sấy quần áo Electrolux 

Sau khi hoàn tất các bước kiểm tra bạn hãy cắm phích điện và bật nút nguồn (Bật/Tắt) để khởi động

 

Hướng dẫn sử dụng máy sấy quần áo Electrolux chi tiết nhất

 

Bước 2: Chọn chương trình sấy thích hợp với quần áo

 

Tiếp theo, bạn hãy chọn lựa chế độ sấy phù hợp nhất với chất liệu vải và khối lượng quần áo cần sấy trên bảng điều khiển và núm xoay (nếu có) đã được giải thích chi tiết ở phần trên

 

Hướng dẫn sử dụng máy sấy quần áo Electrolux chi tiết nhất

 

Bước 3: Chọn nhiệt độ sấy phù hợp để bảo vệ sợi vải

 

Việc lựa chọn nhiệt độ sấy mặc định đã được máy cài tự động. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tự điều chỉnh để phù hợp với chất liệu quần áo của mình, để bảo vệ áo quần luôn bền đẹp như mới

 

Bước 4: Cài đặt thời gian sấy

 

Bạn có thể cài đặt thời gian sấy cho chương trình trong khoảng từ 15, 20, 30, 60, 90 hay 120 phút tùy vào số lượng áo quần và chất liệu vải

 

Bước 5: Khởi động để máy bắt đầu thực hiện chu trình sấy

 

Sau khi đã lựa chọn xong các cài đặt, bạn hãy bấm nút “Start” để máy khởi động và thực hiện chu trình sấy.

 

Hướng dẫn sử dụng máy sấy quần áo Electrolux chi tiết nhất

Một số lưu ý khi sử dụng máy sấy quần áo Electrolux

Máy sấy quần áo là sản phẩm hữu ích đối với mọi gia đình, đặc biệt phù hợp cho những ngày trời mưa nhiều hay mùa nồm mang độ ẩm cao, khiến cho áo quần lâu khô và tạo ra mùi hôi khó chịu. Chính vì vậy, để sử dụng thiết bị bền lâu hơn, bạn cần lưu ý 1 số điều như sau: 

  • Sử dụng máy sấy Electrolux đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất (sách có kèm theo), để thiết bị vận hành trơn tru hơn, hạn chế hư hỏng tối đa
  • Nên vắt khô áo quần trước khi cho vào máy sấy để đảm bảo việc giúp thiết bị sấy nhanh khô quần áo hơn, giúp tiết kiệm điện năng và đảm bảo an toàn khi tiêu dùng
  • Trong giai đoạn máy đang vận hành, nhiệt độ bên trong rất cao, chính vì vậy, bạn cần phải luôn đóng kín cửa máy sấy quần áo Electrolux và hạn chế mở cửa để thêm quần áo vào khi máy đang hoạt động, sẽ làm hơi nóng thoát ra ngoài làm kéo dài thời gian sấy và gây nguy hiểm khi lại gần
  • Phân loại chất liệu vải và khối lượng quần áo trước khi bỏ vào máy sấy để bảo vệ cho sợi vải luôn bền đẹp như mới, giúp tiết kiệm điện năng và đảm bảo hiệu quả sấy khô an toàn, tiện ích
  • Không nên sấy quá nhiều quần áo so với khối lượng mà nhà sản xuất đã chỉ định, để thiết bị vận hành bền bỉ hơn
  • Vệ sinh lưới lọc thường xuyên, để loại bỏ bụi bẩn, bông vải còn sót lại và tích tụ sau mỗi chu kỳ sấy. Nhằm giảm thiểu khả năng sinh trưởng của vi khuẩn, nấm mốc gây hại, tạo ra mùi hôi khó chịu cho chu trình sấy tiếp theo, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình bạn

Hướng dẫn sử dụng máy sấy quần áo Electrolux chi tiết nhất

Tóm lại, qua bài viết trên hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm thông tin hữu ích về cách sử dụng máy sấy quần áo Electrolux đúng cách và hiệu quả nhất, để giúp việc giặt giũ trở nên dễ dàng hơn. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ qua Bia Điện Máy để nhận tư vấn miễn phí, hỗ trợ đặt hàng chính hãng, giá rẻ nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất nhé!

So sánh sản phẩm
Sale Smart Tivi Casper 43 inch FHD 43FX6200
0812.22.77.00
Chat facebook